Tiếng Việt không sử dụng các hình thái (morpheme) để tạo ra các ý nghĩa của từ (trong tiếng Anh, cup->cups thì 's' là hình thái số nhiều). Vì thế trong tiếng Việt, các từ không bị thay đổi. Để tạo ra các sắc thái ý nghĩa khác nhau, tiếng Việt phụ thuộc vào trật tự của từ. Ví dụ: với năm âm tiết (năm từ đơn): "sao, nó, bảo, không, đến" khi sắp xếp theo các trật tự khác nhau sẽ cho ra các nghĩa khác nhau. Sao Nó Bảo Đến Không Sao nó không đến bảo ? Sao? Nó bảo đến không? Sao nó đến không bảo? Sao bảo nó không đến? Sao? bảo nó đến không? Sao? Bảo nó đến không? Sao bảo không đến nó? Sao? Đến bảo nó không? Sao đến không bảo nó? Sao đến nó bảo không? Sao không đến bảo nó? Sao không bảo nó đến? Nó bảo sao không đến? Nó bảo không đến sao? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến, sao bảo không? Nó đến bảo không sao! Nó đến, bảo sao không? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo sao nó không đến? Bảo! Sao không đến nó? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: đến không sao. Bảo nó đến sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo đến sao nó không? Bảo đến nó không sao! Bảo không, sao nó đến? Bảo! Không đến nó sao? Đến! Sao nó bảo không? Đến! Sao bảo nó không? Đến nó bảo không sao. Đến nó không bảo sao. Đến nó sao không bảo? Đến bảo nó không sao! Đến bảo sao nó không… Đến không bảo nó sao? Đến không? Bảo sao nó... Không sao! Bảo nó đến. Không! Nó bảo sao đến? Không! Nó đến bảo sao? Không bảo sao nó đến? Không bảo nó đến sao? Không đến sao nó bảo? Không đến bảo nó sao. Mặt khác, dấu cách (space) trong tiếng Việt không có tác dụng phân tách các từ như tiếng Anh mà chỉ có tác dụng phân tách các tiếng (âm tiết) mà thôi. Vì thế việc phân tách từ trong tiếng Việt là 1 việc không thể thiếu. 3. Phương pháp thêm dấu tự động |